Gần đây, kỹ thuật nâng mũi tái cấu trúc được nhắc đến nhiều bởi đây là kỹ thuật được giới chuyên môn đánh giá là tối ưu, sửa chữa được hầu hết các khiếm khuyết trong cấu tạo mũi người châu Á, tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo và đem đến sự hài lòng cho nhiều người.
Nâng mũi tái cấu trúc là gì?
Nâng mũi tái cấu trúc là phương pháp sửa mũi, làm thay đổi hoàn toàn hình dáng ban đầu nhờ khả năng chỉnh sửa tổng thể cấu trúc mũi, từ sống mũi đến cánh mũi, đầu mũi, thậm chí vách ngăn hay trụ mũi.
Gần đây, kỹ thuật nâng mũi tái cấu trúc được nhắc đến nhiều, được giới chuyên môn đánh giá là tối ưu, sửa chữa được hầu hết các khiếm khuyết trong cấu tạo mũi người châu Á, tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo và đáng hài lòng cho nhiều người.
Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này khá tốn kém, chi phí cho một ca gấp từ ba đến bốn lần các ca nâng mũi thông thường. Vì vậy, các bác sĩ khuyên phái đẹp nên tham khảo kỹ nguồn thông tin, nắm rõ khi nào cần phải làm tái cấu trúc mũi để thực sự thu được hiệu quả.
Khiếm khuyết chung của mũi Á Đông và khi nào cần tái cấu trúc
Người Việt Nam cũng như người châu Á có đặc điểm là cấu tạo mũi “có vẻ luôn hơi thiếu”, thiếu về độ dài, về chiều cao, rồi do trụ mũi mềm yếu, lớp sụn vách ngăn mũi không phát triển tốt như người phương Tây nên đầu mũi cũng hơi bị thiếu hụt, dẫn đến tình trạng mũi đã ngắn lại càng ngắn hơn. Bên cạnh đó, da mũi và đầu mũi của người châu Á thường to, dày, khó tạo dựng dáng mũi. Do nhiều phụ nữ mong muốn có được dáng mũi cao, dài, thon gọn, thanh tú nên việc chỉnh sửa mũi đã trở nên phổ biến hơn trước.
Những trường hợp điển hình được bác sĩ khuyên nên nâng mũi tái cấu trúc:
- Khi mắc các bệnh lý bẩm sinh như cánh mũi hai bên không đều nhau; khi trụ mũi (phần phía trên nhân trung) quá mềm, không đỡ được sống mũi; khi sụn vách ngăn yếu và thiếu, hay sống mũi vách ngăn bị lệch khiến mũi vị vẹo hẳn sang một bên (tình trạng này chiếm tỷ lệ khá cao ở Việt Nam). Chỉ khi các phương pháp sửa mũi bình thường không thể khắc phục được thì mới nên chọn giải pháp tái cấu trúc.
- Người bị tai nạn, chấn thương vùng mũi hoặc người đã sửa mũi nhiều nên mũi bị biến dạng.
Có những trường hợp không thuộc các diện nêu trên mà vẫn yêu cầu bác sĩ thẩm mỹ tái cấu trúc để có chiếc mũi hoàn hảo nhất. Tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ cho lời khuyên hợp lý, không nhất phải thực hiện phẫu thuật.
Nâng mũi tái cấu trúc như thế nào?
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị tùy theo mức độ trong từng trường hợp:
- Nếu sụn vách ngăn yếu, không đỡ được sống mũi thì sẽ được tái cấu trúc lại vách ngăn bằng vật liệu tự thân (thường lấy từ chính sụn vách ngăn, sụn vành tai hoặc sụn sườn) kết hợp với vật liệu tương hợp sinh học để dựng lại trụ cho vững chắc trước khi đặt sống mũi. Trụ mũi vững chắc sẽ làm nền để đẩy mũi lên cao và dài hơn, giúp cho dáng mũi sau khi đặt sẽ thon gọn, thanh tú.
- Nếu da mũi và đầu mũi quá mỏng, dễ bị lộ cây và bóng sau khi đặt sống mũi, bác sĩ sẽ kết hợp đắp thêm lớp cân cơ thái dương vào giữa phần da và sụn, làm cho sống mũi trông mềm mại tự nhiên, khắc phục tốt các nhược điểm trên. Trong trường hợp sống mũi vách ngăn bị lệch ít thì vẫn có thể sử dụng phương pháp nâng mũi bình thường, sau khi nâng sẽ cải thiện độ lệch đáng kể. Nếu các phương pháp bình thường không thể khắc phục mới cần phải tái cấu trúc từ sống mũi, phần xương… trước khi đặt sống mũi.
Nâng mũi tái cấu trúc là phương pháp chỉnh sửa được những khiếm khuyết đặc thù ở mũi của người Á Đông, đem lại cho phụ nữ một dáng mũi đẹp hoàn hảo, một diện mạo xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều bạn trẻ có xu hướng lạm dụng phương pháp này, dù mũi đã đẹp rồi nhưng vẫn muốn thay đổi theo trào lưu.
Đã có không ít trường hợp làm đi làm lại nhiều lần, dẫn đến các biến chứng, hình thành các mô sẹo (càng làm nhiều lần, các mô sẹo càng dày) hoặc có khi bị co rút biến chứng, cánh mũi bị biến dạng, mũi bị cụp xuống hay lỗ mũi bị thu nhỏ lại… Vì vậy, bạn hãy thật cân nhắc trước khi quyết định, lắng nghe tư vấn của bác sĩ để không phải tiền mất tật mang.